Đáp: Hiện nay chúng tôi đã gặp nhiều trường hợp này và có 1 số ý kiến như sau:
1./ Về mặt pháp luật: Đơn vị này đã vi phạm bản quyền chúng tôi đã đăng ký và đang có dấu hiệu gian lận thương mại. Chúng tôi sẽ cùng cơ quan chức năng phối hợp xử lý sau khi chúng tôi được cấp đầy đủ quyền bảo hộ (hiện nay chúng tôi đã được chấp nhận đơn đăng ký. Nhưng do thời gian chờ 1 năm mới ra được giấy phép mà do vừa rồi có thay đổi 1 số điều của luật bản quyền nên có chậm hơn dự kiến).
2./ Về mặt kỹ thuật: giấy chứng nhận từ 1 tổ chức kiểm định họ chỉ xác nhận về khả năng chịu lực của sản phẩm mà ở đây là về mặt sức bền vật liệu của sản phẩm. Nó mới chỉ đáp ứng 1 phần đầu vào chứ chưa nói lên bất cứ điều gì.
Lấy ví dụ: Tất cả các công trình xây dựng trước khi đưa vật tư vào cần có kết quả thí nghiệm cát, đá, xi măng, sắt đạt yêu cầu. Nhưng nó không nói là cột, dầm, sàn dùng tiết diện bao nhiêu? khoảng cách giữa các cột? các cấu kiện chịu tải trọng thế nào?…rất nhiều câu hỏi và giải quyết cần có bài toán thiết kế, sơ đồ tính của cơ kết cấu được kỹ sư thiết kế tính toán mới trả lời được.
Chứ nói chỉ cần sản xuất xong đưa qua phòng Lab test 1 giá trị nào đó là xong và xem như đạt yêu cầu thì không cần đến đội ngũ các công ty tư vấn thiết kế làm gì cả nhỉ? hoàn toàn hiểu sai vấn đề
Cụ thể trường hợp dây cứu sinh: kết quả lấy từ kiểm định không nói đến khoảng cách giữa các chân đế dây cứu sinh bao nhiêu là đạt? bao nhiêu là không đạt? chi tiết linh kiện này sẽ chịu kéo hay chịu nén trong quá trình làm việc? Nhiều khi bắt chước nhưng cũng không hiểu là chi tiết này nó làm việc thế nào chịu kéo hay chịu nén? có chịu moment gì không ? nên lấy cái kết quả chịu kéo về trong khi cấu kiện này lại làm việc chịu cắt, chịu ép mặt… thì xem như kết quả vô nghĩa…
Khả năng chịu lực của từng linh kiện bao nhiêu là đạt… kết quả không nói lên điều gì nếu không có bài toán phân tích tính toán, không có sơ đồ kết cấu rõ ràng
Vậy muốn đảm bảo an toàn cần có bài toán tính toán thiết kế có thể lý thuyết tính toán sau đó thực hiện bài toán thực nghiệm. Theo TCVN 8206:2009 thì dây cứu sinh không cần thiết kế nhưng không có nghĩa là có thể bỏ qua thực nghiệm theo đúng mô phỏng sơ đồ làm việc của quá trình tính toán để có cơ sở kiểm tra khả năng chịu lực thực tế của hệ dây cứu sinh
Nếu bỏ qua xem như kết quả kiểm định chỉ mức độ ghi nhận mà không nói lên hệ dây cứu sinh có đủ đảm bảo hay không? vì không có căn cứ kết luận